Đào tạo về xác thực điện tử và chữ ký số cho các cán bộ kỹ thuật
Khóa đào tạo về xác thực điện tử và chữ ký số là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020” (Ảnh Cục An toàn thông tin cung cấp)
Cục An toàn thông tin - Bộ TT&TT cho biết, trong các ngày từ 19 - 21/10/2016, Cục và Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia đã phối hợp với Cục Quản lý Internet và An toàn mạng Hàn Quốc và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số KICA (Hàn Quốc), Công ty IPMac tổ chức khóa đào tạo về xác thực điện tử và chữ ký số.
Tham dự khóa đào tạo gồm có các cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia, Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông, Cục Tin học hóa, Trung tâm Internet Việt Nam, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam trực thuộc Bộ TT&TT và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA) công cộng của Việt Nam.
Phát biểu khai giảng khóa đào tạo, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng đã nhấn mạnh, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về an toàn thông tin là một trong những yếu tố quyết định, cùng với cơ chế chính sách và các giải pháp, hệ thống kỹ thuật để đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Cục An toàn thông tin cũng cho biết, giảng viên là các chuyên gia quản lý, vận hành hệ thống chứng thực chữ ký số nhiều kinh nghiệm của KICA - CA công cộng đầu tiên và hiện đang có thị phần lớn nhất trên thị trường cung cấp chữ ký số ở Hàn Quốc và các chuyên gia kỹ thuật của Việt Nam. Các chuyên gia KICA đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về xu hướng xác thực điện tử trên thế giới, các dịch vụ xác thực điện tử tiên tiến đang được triển khai ở Hàn Quốc và kinh nghiệm triển khai, vận hành kỹ thuật hệ thống chứng thực chữ ký số của KICA. Cũng trong khuôn khổ khóa đào tạo này, các học viên được hướng dẫn thực hành cách thức quản lý, vận hành một hệ thống chứng thực chữ ký số thử nghiệm.
Khóa đào tạo đảm bảo an toàn thông tin nâng cao - Chuyên đề về xác thực điện tử và chữ ký số là hoạt động nằm trong khuôn khổ Đề án “Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020”.
Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 14/1/2014 theo Quyết định 99/QĐ-TTg, Đề án này có mục tiêu cụ thể là là đến năm 2020 sẽ đưa 300 giảng viên, nghiên cứu viên đi đào tạo về an toàn, an ninh thông tin ở nước ngoài, trong đó có 100 Tiến sĩ; đào tạo 2.000 học viên có trình độ đại học và trên đại học về an toàn, an ninh thông tin chất lượng cao; đưa 1.500 lượt cán bộ chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin đi đào tạo ngắn hạn cập nhật công nghệ, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ tại các cơ sở đào tạo có uy tín ở nước ngoài; tập huấn, đào tạo ngắn hạn nâng cao kiến thức, kỹ năng về an toàn, an ninh thông tin cho 10.000 lượt cán bộ làm về an toàn, an ninh thông tin và CNTT tại các cơ quan nhà nước.
XEM THÊM
- Mua chữ ký số Viettel ở đâu giá rẻ và hỗ trợ tốt?
- Phương thức thanh toán khi mua chữ ký số Viettel
- Chuyển đổi sang chữ ký số Viettel
- Ngành Hải quan hướng tới mục tiêu "phi giấy tờ" trong năm 2022
- Tăng cường quản lý thuế với xe ô tô, xe gắn máy nhập khẩu, tạm nhập khẩu
- Bốn doanh nghiệp cung cấp chữ ký số bị buộc tạm ngừng phát triển thuê bao mới
- Chữ Ký Số Viettel 1 Năm【Bảng Giá Khuyến Mãi 2023】
- Chữ Ký Số Viettel 2 Năm【Bảng Giá Khuyến Mãi 2023】
- Chữ Ký Số Viettel 3 Năm【Bảng Giá Khuyến Mãi 2023】
- Danh Sách Mạng Xã Hội của Website caviettel.com